Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố quyết định hạ điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên và chương trình thí điểm song bằng tú tài năm học 2018-2019.
" alt=""/>Hà Nội chốt thời điểm kết thúc hệ song bằng tú tài bậc THPTTình cảnh khắc nghiệt
Các vấn đề mới chồng chất lên những vấn đề cũ. Kể từ đầu tháng 10, vô số tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát đã nhắm vào các mục tiêu gần Makariv, bao gồm cả một trạm biến áp, gây mất điện. Nhà chức trách Ukraine thống kê, các lực lượng Moscow nối lại tập kích vào ngày 31/10, bắn hơn 50 tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên khắp đất nước.
Theo tạp chí The Economist, giống như phần còn lại của đất nước, Makariv đang chuẩn bị cho sự khởi đầu của mùa đông. Quân đội Ukraine, dường như đã nhận được thiết bị phòng không mới từ nhiều nước thành viên thuộc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tuyên bố họ có thể bắn hạ tất cả trừ một số tên lửa và UAV Shahed-136 phía Nga sử dụng trong những ngày gần đây. Song, thiệt hại vẫn rất đáng kể.
Khoảng 40% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã bị hư hại. Ukrenergo, nhà điều hành lưới điện quốc gia đã phải áp dụng hình thức cắt điện luân phiên trên khắp cả nước. Người Ukraine được yêu cầu giảm quy mô tiêu thụ điện năng, cả trong các hộ gia đình và cho các hoạt động thương mại.
Vào ngày 31/10, sau đợt tấn công mới nhất của Nga, ước tính tới 350.000 ngôi nhà ở Kiev không có điện và 80% không có nước, mặc dù nhà chức trách đã khôi phục dần quyền tiếp cận cả hai nguồn cung thiết yếu này kể từ đó.
Khi màn đêm buông xuống, phần lớn thủ đô Ukraine tối đen như mực. Quy mô của vấn đề cũng như nguy cơ xảy ra các vụ tập kích mới khiến các quan chức yêu cầu những công dân đã trốn chạy xung đột sang các nước châu Âu khác, hãy lưu lại đó. Trong vài tháng qua, vài triệu người Ukraine đã hồi hương.
Lãnh đạo công ty năng lượng quốc doanh Naftogaz nói với người dân Ukraine rằng, hãy chuẩn bị cho "mùa đông tồi tệ nhất" trong lịch sử đất nước.
Nỗi lo về cơ sở hạ tầng năng lượng
Khi thời tiết lạnh giá bắt đầu bao phủ các vùng của đất nước, khả năng tiếp cận nhiệt sẽ trở thành mối quan ngại lớn. Hơn 5 triệu hộ gia đình, chiếm 1/3 tổng số ở đất nước Đông Âu này, đặc biệt là những hộ gia đình ở các thành phố lớn, hiện phụ thuộc vào các hệ thống sưởi ấm được lắp đặt từ nhiều thập kỷ trước.
Các nhà máy, thường vận hành bằng khí đốt tự nhiên hoặc than hay gỗ, giúp làm nóng nước trước khi chúng được bơm vào các ngôi nhà thông qua hàng nghìn kilômét đường ống. Hiện tại, các hệ thống dường như đang hoạt động tốt. Bộ trưởng phát triển Oleksiy Chernyshov khẳng định, trong số 22 tỉnh đang nằm dưới sự kiểm soát của Kiev, 18 tỉnh đã được chuẩn bị đầy đủ cho mùa cần sưởi ấm. Tình hình tồi tệ nhất ở các khu vực gần chiến tuyến và ở các khu vực Kiev tái giành kiểm soát ở Donetsk, phía đông Ukraine.
Nhiệt độ ban đêm ở Kiev đang dao động quanh mức đóng băng. Hệ thống sưởi ở đây bắt đầu khởi động vào ngày 7/10, với các trường học, nhà trẻ và bệnh viện là những nơi đầu tiên được hưởng lợi ích.
Tuy nhiên, hệ thống này vẫn dễ bị tổn thương trước các cuộc oanh tạc. Các thành phố, vốn thường phụ thuộc vào số ít nhà máy điện kết hợp tạo nhiệt lớn, đối mặt nguy cơ cao hơn các thị trấn, nơi có xu hướng dựa vào các lò đốt hơi nhỏ hơn nhưng nhiều hơn về số lượng.
Phó chánh Văn phòng tổng thống Ukraine Kyrylo Tymoshenko cáo buộc phía Nga đã cố gắng phá hủy mọi nhà máy chính của Kiev. Nếu họ thành công, hầu hết trong số 2 triệu cư dân của thủ đô Ukraine sẽ có nguy cơ bị lạnh.
Chuyên gia Diana Korsakaite thuộc Dự án An ninh năng lượng của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cho biết, các vụ tấn công vào hệ thống đường ống cũng sẽ gây gián đoạn nghiêm trọng, đặc biệt đối với các mạng tích hợp như của Kiev. Hư hỏng một đường ống chính có thể dễ dàng cắt nguồn cung nhiệt cho hàng chục nghìn người. Nhiệt lạnh có thể làm cho các đường ống tiếp xúc với chất nổ dễ bị nứt vỡ.
Gần như tất cả các nhà máy sưởi ấm ở Ukraine đều chạy bằng khí đốt tự nhiên, trong khi 8 triệu hộ gia đình không kết nối với hệ thống sưởi và thay vào đó dựa vào các lò hơi. Nguồn cung khí đốt tự nhiên tạm thời không phải là vấn đề, do Ukraine có trữ lượng khí đốt vào khoảng 14,5 tỷ mét khối, đủ để vượt qua mùa đông. Song, việc cắt giảm nguồn cung cấp điện và nước có thể gây hại. Hệ thống sưởi cần điện để bơm nước và cung cấp năng lượng cho chính các nhà máy. Hầu hết các lò hơi cũng đòi hỏi nguồn cung cấp điện.
Người Ukraine, đặc biệt là những người sống ở nhà riêng, đang tích trữ củi, máy phát điện và lò sưởi điện. Các bếp sưởi kiểu cũ, có tên gọi “burzhuyka”, đã xuất hiện trở lại ở các vùng ngoại ô Kiev.
Năm ngoái, khoảng 1/10 người Ukraine sử dụng lò sưởi để sưởi ấm nhà của họ. Con số này chắc chắn sẽ tăng lên vào năm nay. Ông Chernyshov tiết lộ đã yêu cầu các nhà tài trợ phương Tây cung cấp 1.500 trạm nhiệt di động và 25.000 máy phát điện trước mùa đông, để triển khai trong trường hợp xảy ra các đợt tập kích mới của quân Nga. Nhưng những thứ này vẫn chưa được chuyển đến và có thể vẫn chưa đủ.
Trên khắp Ukraine, các kỹ sư đang chạy đua với thời gian, thời tiết và tên lửa để cố gắng khôi phục cơ sở hạ tầng năng lượng và sưởi ấm đã bị tàn phá. Việc sửa chữa cho khoảng 800.000 ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy kể từ đầu xung đột cũng đang được thực hiện, nhưng không thể theo kịp sự tàn phá.
Bảy tháng sau khi binh lính Nga rút đi, nhiều ngôi nhà xung quanh Makariv vẫn không thể ở được, đặc biệt là khi mùa đông đến gần. Vadym Tokar, thị trưởng thị trấn chia sẻ: “Hàng ngày, mọi người hỏi tôi: Cửa sổ của tôi ở đâu, mái nhà của tôi ở đâu? Thị trấn không có tiền để trả cho những sửa chữa cần thiết”.
Hệ thống sưởi ở Makariv vẫn đang hoạt động. Song, điều đó không giúp ích được nhiều ở những ngôi nhà không có mái che.
Tuấn Anh
Hiện tại, có rất nhiều quốc gia cam kết gửi vũ khí tới Ukraine, một số đã gửi, một số chưa được vận chuyển.
Mỹ
Tuần trước, Tổng thống Biden đã đồng ý gửi hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS tới Kiev. Hệ thống này cho phép lực lượng Ukraine tấn công sâu vào phòng tuyến của Nga. HIMARS sẽ bị Mỹ giới hạn phạm vi hoạt động nhằm ngăn Ukraine gây thiệt hại tới các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Ngoài hệ thống HIMARS, Mỹ đã chuyển tới 72 hệ thống pháo bức kích, 144.000 đạn pháo và hơn 120 máy bay không người lái Phoenix Ghost được thiết kế riêng cho xung đột tại Ukraine.
Trong thời gian tới, phía Mỹ cam kết sẽ cung cấp thêm trực thăng, tàu sân bay, 1.400 tên lửa phòng không Stinger, 5.000 tên lửa chống tăng Javelin và rất nhiều thiết bị quân sự khác.
Thổ Nhĩ Kỳ
Ukraine đã sử dụng máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2 tấn công xe bọc thép và pháo binh Nga. TB2 còn được dung để đánh lạc hướng hệ thống phòng thủ của tàu chiến Nga.
Trước khi cuộc xung đột nổ ra, Ukraine cho biết họ sở hữu 20 máy bay TB2. Hồi tháng 3, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp thêm cho Kiev một lượng lớn TB2, con số chính thức không được công bố.
Anh
Cuối tháng 5, Chính phủ Anh đã chi ra 556 triệu USD tiền khí tài quân sự để hỗ trợ Ukraine.
Số tiền này tương ứng với 120 xe bọc thép, 5.800 tên lửa chống tăng, 5 hệ thống phòng thủ đất đối không, 1.000 hỏa tiễn và gần 5 tấn chất nổ. Ngoài ra, thời gian tới, các thiết bị tác chiến công nghệ cao như hệ thống làm nghẽn GPS, hệ thống phản radar và hàng nghìn kính nhìn đêm cũng sẽ được chuyển giao.
Canada
Tính đến cuối tháng 5, Canada đã hỗ trợ Ukraine 20.000 đạn pháo sử dụng cho hệ thống M777 được đưa tới trước đó nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tại Donbass.
Không chỉ vậy, Ottowa đã chuyển giao hàng trăm máy bay không người lái, bệ phóng tên lửa, hệ thống giám sát vệ tinh và 2 máy bay vận tải tới cho Kiev. Số khí tài quân sự này được ước tính rơi vào khoảng 208 triệu USD.
Đức
Trong tuần trước, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức sẽ cung cấp cho Ukraine một thệ thống phòng thủ đất đối không có khả năng bảo vệ một thành phố lớn khỏi không kích của Nga. Đi kèm với đó, Berlin cũng sẽ tăng cường cho Kiev một hệ thống radar có khả năng phát hiện hướng di chuyển của pháo binh đối phương.
Vào hồi tháng 4, Đức đã phá vỡ chính sách chỉ cung cấp vũ khí phòng thủ cho đồng minh khi lần đầu tiên chuyển giao hàng chục xe tăng và pháo tự hành cho Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền của ông Scholz cũng nhận được nhiều lời phàn nàn về tiến độ vận chuyển chậm chạp so với các đồng minh khác.
Pháp
Tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Pháp đã hỗ trợ cho phía Ukraine một lượng thiết bị quân sự trị giá hơn 107 triệu USD.
Nổi bật nhất trong số những vũ khí mà Pháp hứa chuyên giao là hệ thống chống tăng MILAN, pháo tự hành Caesar và tên lửa phòng không Mistral.
Các đồng minh Bắc Âu
Từ khi xung đột nổ ra, Na Uy đã hỗ trợ 100 tên lửa phòng không Mistral và 4.000 vũ khí chống tăng M72 cho Ukraine. Phía Thụy Điển thì thông báo sẽ gửi 10.000 bệ phóng chống tăng cùng với nhiều thiết bị rà phá bom mìn.
Giống Thụy Điển, Phần Lan tuyên bố rằng họ sẽ gửi cho Kiev 2.500 khẩu súng trường, 150.000 viên đạn và 1.500 bệ phóng chống tăng. Gần đây nhất, Thủ tướng Đan Mạch khẳng định sẽ cung cấp cho Kiev một hệ thống chống hạm Harpoon, có tầm bắn lên tới 300km.
Các nước láng giềng
Ba Lan cho biết, họ đã gửi một lượng khí tài quân sự trị giá tới 1,6 tỷ USD cho Ukraine. Trong số này có 200 xe tăng, hàng nghìn tên lửa chống tăng, hàng chục máy bay không người lái và một lượng lớn đạn dược. Ba Lan cũng là nước hỗ trợ quân sự cho Ukraine mạnh mẽ nhất chỉ sau Mỹ.
Slovakia cũng viện trợ cho Ukraine lượng vũ khí trị giá 164 triệu USD. Danh sách chính xác không được tiết lộ.
Việt Dũng
" alt=""/>Những vũ khí được gửi tới Ukraine kể từ đầu chiến sự